Những ngôn ngữ thông dụng ở Singapore
Yếu tố đa ngôn ngữ cho biết rằng Singapore là một đất nước nhiều chủng tộc và đa văn hóa. Việc Singapore công nhận đồng thời 4 ngôn ngư như trên là phản ánh nhu cầu thực tế của các cộng đồng chính tại Singapore.
Trước xu thế hòa nhập quốc tế, Chính phủ Singapore chủ trương mọi người đều phải học và sử dụng tiếng Anh. Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nhắc nhở dân chúng rằng, nếu không học tiếng Anh, Chính phủ sẽ không đảm bảo được việc làm cho mỗi người. Tuy thế, Chính phủ vẫn nhấn mạnh mỗi cộng đồng dân tộc phải duy trì ngôn ngữ của dân tộc mình. Do vậy ở Singapore, trong nhiều năm nay, Chính phủ đã triển khai mạnh phong trào song ngữ. Người của mỗi chủng tộc ngoài học tiếng Anh làm ngôn ngữ thông dụng đều phải học tiếng mẹ đẻ, tức người Hoa học tiếng Hoa, người Ấn độ học tiếng Ấn độ, người Mã lai học tiếng Mã lai. Chính sách này chủ yếu phát huy nền văn hóa đa chủng tộc, phát triển cân bằng, hài hòa. Ở Singapore, khi văn hóa tuyên truyền thúc đẩy chung sống hòa thuận giữa các dân tộc thì đều được khuyễn khích, ủng hộ, nhưng nếu tuyên truyền chủ nghĩa chủng tộc và cực đoan thì bị cô lập, tẩy chay.
Hầu như mọi người dân Singapore đều có thể nói nhiều hơn một thứ tiếng, trong đó nhiều người có thể nói được tới ba hoặc bốn thứ tiếng. Hầu hết trẻ em lớn lên trong môi trường song ngữ từ thuở nhỏ và có thể học các ngôn ngữ khác khi lớn lên.
Trong phần lớn dân số biết hai thứ tiếng, tiếng Anh và tiếng Hoa phổ thông là hai ngôn ngữ được dùng phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ chính được dạy ở trường học thì trẻ em vẫn học tiếng mẹ đẻ để duy trì truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
Và cùng với thời gian, do quá trình toàn cầu hóa và cả nhận thức của giới trẻ, tiếng Anh đang lấn lướt và trở thành ngôn ngữ hàng ngày của cư dân nơi đây nên bạn có thể gặp nhiều người Singapore gốc Hoa không còn nói được tiếng Hoa hay người Mã mà không nói được tiếng Mã.
Leave a Reply